CÔNG TY CỔ PHẦN BLUESOFTS

CÔNG TY CỔ PHẦN BLUESOFTS

Ngành Tài chính tiếp tục tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính

Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính về công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành tài chính.


PV: Đề án 30 đã được tổng kết, Ông có thể đánh giá một số kết quả triển khai đề án này tại Bộ Tài chính?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Công tác thống kê, rà soát thủ tục hành chính thuộc chức năng, phạm vi quản lý của Bộ Tài chính được triển khai thực hiện đúng tiến độ và đáp ứng về chất lượng theo yêu cầu của Tổ công tác chuyên trách TTHC của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính đã công bố 05 Bộ TTHC gồm 840 thủ tục thuộc các lĩnh vực tài chính chung, thuế, hải quan, chứng khoán và kho bạc nhà nước. Trên cơ sở đó đã rà soát và kiến nghị loại bỏ 71 thủ tục thuộc lĩnh vực Hải quan ra khỏi danh mục do trùng tên, hồ sơ và và trình tự thực hiện (Bộ thủ tục hiện còn 769 thủ tục); kiến nghị đơn giản hóa đối với 527/769 thủ tục, đạt tỷ lệ 69% (vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là 30%), trong đó: Lĩnh vực tài chính chung là 64//145 thủ tục, thuế là 240/330 thủ tục, Hải quan là 138/168 thủ tục, lĩnh vực Chứng khoán 36/67 thủ tục, Kho bạc nhà nước 49/59 thủ tục. Trên cơ sở tính toán chi phí tuân thủ TTHC theo các phương án đơn giản hoá nêu trên sẽ giảm được 30% chi phí không cần thiết khi thực hiện thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho xã hội.

Đạt được kết quả trên là do có sự quyết tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, hỗ trợ nhiệt tình từ Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ, sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm của Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Bộ, sự vào cuộc của từng cán bộ, công chức có liên quan và nỗ lực của toàn ngành trong việc thực hiện đề án. Thông qua thực hiện nhiệm vụ, giúp cán bộ, công chức hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính, qua đó tạo động lực đối với từng cán bộ, công chức trong việc giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dẫn và doanh nghiệp.

PV: Chính phủ đã thành lập Cục Kiểm soát TTHC, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có quyết định thành lập “Phòng Kiểm soát TTHC và theo dõi thi hành pháp luật tài chính”, nhiệm vụ cụ thể của Phòng này là gì thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Việc thành lập “Phòng Kiểm soát TTHC và theo dõi thi hành pháp luật tài chính” của Bộ Tài chính từ rất sớm, ngay sau khi có chủ trương của Chính phủ và là một trong những biện pháp để triển khai công tác kiểm soát TTHC hiệu quả, phù hợp với thực tiễn ngành tài chính. Theo hướng dẫn, Phòng Kiểm soát TTHC và theo dõi thi hành pháp luật tài chính có trách nhiệm giúp Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về kiểm soát TTHC như sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính ;

- Tiếp nhận, nghiên cứu và phân loại các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

- Kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

- Tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ;

- Kiểm tra, tổng hợp, xây dựng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính và việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo định kỳ hoặc đột xuất để trình Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;

- Thực hiện thông tin, tuyên truyền về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về các quy định hành chính;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc điền biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của các đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá độc lập tác động của thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo hướng dẫn của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ kiểm tra lần cuối về sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý của quy định về thủ tục hành chính;

- Tham gia ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL, đặc biệt kiểm soát TTHC trong trường hợp này được xác định là khâu trước của công tác thẩm định văn bản QPPL do Vụ Pháp chế thực hiện. Đảm bảo quy định, Vụ Pháp chế chỉ thẩm định văn bản QPPL sau khi đã có ý kiến tham gia của Phòng kiểm soát TTHC.

- Tham gia tập huấn nghiệp vụ do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính tổ chức;

- Trong quá trình kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu hoặc vi phạm quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức, biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

PV: Trong công tác này, xin ông cho biết một số nhiệm vụ của ngành tài chính cần phải tiếp tục thực hiện trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Việc thống kê, rà soát để kiến nghị bãi bỏ các quy định gây khó khăn trong thực hiện TTHC, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp theo Đề án 30 hiện mới chỉ là bước đầu của giai đoạn cải cách TTHC. Thời gian tới kế thừa kết quả trên, chúng ta còn phải tiếp tục phối hợp, triển khai hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung 03 Luật; 01 Pháp lệnh; 04 Nghị định của Chính phủ; 61 Thông tư và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; và 04 văn bản cá biệt để thực thi các phương án đơn giản hoá TTHC đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 2/6/2010 về đơn giản hoá 258 TTHC thuộc giai đoạn rà soát ưu tiên và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính để sớm đưa các phương án này vào thực tiễn, thực sự tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Trong mối liên quan đến thực thi các phương án đơn giản hoá TTHC thuộc các ngành khác được quy định tại 24 Nghị quyết khác của Chính phủ, Bộ Tài chính cũng có trách nhiệm tham gia ý kiến, sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL có TTHC để bảo đảm kết quả cải cách TTHC đồng bộ. Đồng thời, tổ chức tốt khâu kiểm soát TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC, qua đó gắn việc kiểm soát TTHC với việc thẩm định văn bản QPPL, kiểm tra đánh giá thi hành pháp luật để có thể kiểm soát TTHC ngay từ khâu dự thảo, đến khâu ban hành và tổ chức thực hiện; tổ chức tốt khâu tiếp nhận, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức cá nhân về các quy định TTHC để kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về TTHC không còn phù hợp, gây cản trở cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân cũng như việc chấn chỉnh những hành vi nhũng nhiễu tiêu cực trong giải quyết TTHC.

LINK VÀO M88 KHÔNG BỊ CHẶN