CÔNG TY CỔ PHẦN BLUESOFTS

CÔNG TY CỔ PHẦN BLUESOFTS

Bộ Tài chính cải cách TTHC: Cần doanh nghiệp và người dân tham gia

Ngay sau khi có chủ trương của Chính phủ thành lập Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), Bộ Tài chính cũng sớm thành lập “Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tài chính” có trách nhiệm giúp Bộ Tài chính thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về kiểm soát TTHC. Sự ra đời của Phòng này cũng phù hợp với thực tiễn ngành Tài chính.

Kết quả thực hiện Đề án 30

Bộ Tài chính cho hay, Bộ này đã công bố 5 bộ TTHC gồm 840 thủ tục thuộc các lĩnh vực tài chính chung, thuế, hải quan, chứng khoán và kho bạc nhà nước. Trên cơ sở đó đã rà soát và kiến nghị loại bỏ 71 thủ tục thuộc lĩnh vực hải quan ra khỏi danh mục do trùng tên, hồ sơ và và trình tự thực hiện (bộ thủ tục hiện còn 769 thủ tục); kiến nghị đơn giản hóa đối với 527/769 thủ tục, đạt tỷ lệ 69% (vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao là 30%), trong đó: Lĩnh vực tài chính chung là 64//145 thủ tục, thuế là 240/330 thủ tục, hải quan là 138/168 thủ tục, lĩnh vực chứng khoán 36/67 thủ tục, kho bạc 49/59 thủ tục. Trên cơ sở tính toán chi phí tuân thủ TTHC theo các phương án đơn giản hoá nêu trên sẽ giảm được 30% chi phí không cần thiết khi thực hiện TTHC, tiết kiệm chi phí cho xã hội.

Qua 4 tháng thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 8/6/2010 và có hiệu lực thi hành ngày 14/10/2010) về kiểm soát TTHC, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã trình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành 8 văn bản có chứa TTHC để thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC. Đồng thời, các đơn vị cũng đã thực hiện đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ đối với 33 TTHC được quy định tại 5 văn bản quy phạm pháp luật gồm: Thông tư 194/2020/TT--BTC ngày 6/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, Thông tư sửa đổi Thông tư 60/2007/TT-BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế...

Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) đã tổng hợp trình Bộ Tài chính ban hành quyết định công bố bổ sung 109 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo Vụ Pháp chế vẫn còn một số TTHC chưa công bố kịp thời gồm: Các thủ tục đăng ký và họat động của đại lý làm thủ tục hải quan quy định tại Nghị định 14/2011/NĐ-CP ngày 16/2/2011 của Chính phủ quy định điều kiện đăng ký và họat động của đại lý làm thủ tục hải quan thay thế Nghị định 79/2005/NĐ-CP ngày 16/6/2005; các thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn tại Thông tư 12/2011/TT-BTC ngày 26/1/2011 sửa đổi Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và sửa đổi Thông tư 2/2010/TT-BTC ngày 11/1/2010...; các thủ tục kê khai, xác định trị giá hải quan hướng dẫn tại Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 hướng dẫn Nghị định 40/2010/NĐ-CP ngày 16/3/2007...

Theo đánh giá của Vụ Pháp chế, do Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ban hành chưa lâu, khối lượng công việc nhiều, mới, phức tạp như việc đánh giá tác động của TTHC, tính toán chi phí tuân thủ TTHC, công bố TTHC, nên vừa làm vừa điều chỉnh, rút kinh nghiệm; chính vì vậy, trong quá trình thực hiện có lúc còn chậm tiến độ. Mặc khác, với yêu cầu đặt ra trong việc tính toán chi phí tuân thủ TTHC thì ngoài việc phải tổ chức tốt khâu thực hiện đối với từng TTHC, còn phải theo dõi, nắm bắt hệ thống các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến kết quả thực hiện TTHC trong khoảng thời gian nhất định, nên gặp nhiều lúng túng...
LINK VÀO M88 KHÔNG BỊ CHẶN

Bài học

Vụ Pháp chế cho rằng, để công tác kiểm soát TTHC đạt hiệu quả cần có sự quyết tâm của lãnh đạo Bộ, sự hỗ trợ nhiệt tình từ Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ... Bên cạnh đó, cần xác định rõ các nội dung công việc và kế hoạch cụ thể thực hiện gắn với quy trình phù hợp với đặc thù Bộ Tài chính; đồng thời, thực hiện phân công đơn vị chủ trì đầu mối gắn họat động kiểm soát TTHC với hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Thêm vào đó, cần tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị soạn thảo với đơn vị được giao chủ trì, đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, trong đó quy định trách nhiệm của các đơn vị trong từng khâu thuộc quy trình kiểm soát TTHC để kiểm soát việc thực hiện.

Đặc biệt, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác cải cách TTHC nhằm huy động sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội, cũng như tranh thủ sự đồng lòng ủng hộ của người dân và doanh nghiệp để họat động cải cách TTHC đạt hiệu quả.

Thời gian tới, kế thừa kết quả trên, pháp chế ngành Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp, triển khai hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung 3 Luật; 1 Pháp lệnh; 4 Nghị định của Chính phủ; 61 Thông tư và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và 04 văn bản cá biệt để thực thi các phương án đơn giản hoá TTHC đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 2/6/2010 về đơn giản hoá 258 TTHC thuộc giai đoạn rà soát ưu tiên và Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính để sớm đưa các phương án này vào thực tiễn, thực sự tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp...

Tải phần mềm kế toán miễn phí tại accura.vn