CÔNG TY CỔ PHẦN BLUESOFTS

CÔNG TY CỔ PHẦN BLUESOFTS

Nguyên tắc "BẦU DỒN PHIẾU" và Ý nghĩa của nó?

              Kể từ ngày 1/07/2006, đối với các Công ty Cổ phần khi bầu thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thì bắt buộc phải áp dụng phương thức bầu dồn phiếu theo Luật Doanh Nghiệp 2005. Đây được coi là một trong những cơ sở bảo vệ cổ đông thiểu số:

 Vậy Bầu dồn phiếu là gì ?

Theo quy định pháp luật hiện hành cùng với tài liệu tham khảo, phương thức bầu dồn phiếu áp dụng đối với việc bầu các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong Công ty Cổ phần được quy định ( điểm c, Khoản 3, Điều 104 LDN05) và ( Điều 17 NĐ 139/2007 hdth Luật DN).

Khi biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS, mỗi cổ đông có tổng số biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu, nhân với số thành viên được bầu trong HĐQT hoặc số thành viên bầu BLS, tuy nhiên cổ đông cũng có quyền bỏ phiếu biểu quyết cho một số hoặc dồn hết phiếu biểu quyết của mình cho thành viên mà mình muốn bầu.

Vd: Công ty Cổ Phần X cần 5 ghế trong hội đồng quản trị. Ông A sở hữu 15 cổ phần phổ thông và có quyền biêu quyết như sau:

 

Thành viên HĐQT

TV1

TV2

TV3

TV4

TV5

Quy định cũ ( trước LDN 05)

15 Phiếu

15

15

15

15

Bầu dổn phiếu ( LDN05)

75 Phiếu

0

0

0

0

 

Vì sao nói nguyên tắc bầu dồn phiếu cơ sở bảo vệ cổ đông thiểu số ?

 

Cổ đông thiểu số trong Công ty cổ phần thường đi liền tỷ lệ biểu quyết vấn đề quan trọng nào đó của Công ty là thấp so cổ đông lớn. Nếu áp dụng phương thức bầu dồn phiếu họ có thể lien kết lại với nhau để bầu những thành viên vào HĐQT hoặc BKS dễ dàng hơn so với cổ đông lớn. Đây có thể coi là điểm tiến bộ của LDN05.

 

Vậy hiểu như thế nào về Cổ đông thiểu số ?

 

Như ta đã biết, hiện tại chưa có định nghĩa rõ ràng cổ đông thiểu số là nhưng thế nào ? Theo quy định Luật doanh nghiệp đề cập vấn đề này : “ cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy đinh tại điều lệ Công ty “… Tôi cho rằng ý nghĩa để xác định cổ đông thiểu số như trên còn nhiều hạn chế, vì đối những Công ty cổ phần niêm yết , một cá nhân sở hữu dưới 10% tổng số cổ phần thì bản chất hoàn toàn khác. Vậy nên chăng pháp luật cần đưa ra một tỷ lệ tương đối trong sở hữu cổ phần của các cổ đông.

 

Tuy nhiên, cổ đông sáng lập vẫn ưu tiên nhất :

 

Tách riêng biệt những quy định ở trên, ở phần này tôi xin trích dẫn 1 phần trong tập bài giảng Chủ thể Kinh doanh – trường Đại học Luật TpHCM.: Đối với cổ đông sáng lập, họ có thể nắm giữ loại cổ phần ữu đãi biểu quyết, từ đó họ có thể chi phối công ty ngay cả khi không có tỷ lệ vố cổ phần chi phối, tức Công ty không xuất hiện Nhóm cổ đông thiểu số.

 

Vd: Công ty cổ phần thành lập vốn điều lệ 10 tỷ, chia thành 1 triệu cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng. Trong đó các cổ đông sáng lập chỉ có thể nắm giữ khoảng 40% vốn cổ phần nhưng họ lại muốn có quyền chi phối công ty. Từ đó, họ có thể chọn mô hình cấu trúc vốn sau: 70% cổ phần phổ thông, theo quy định LDN05, cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% cổ phần phổ thông ( khoản 5 Điều 84). Như vậy họ đã nắm giữ được 14% tổng vốn cổ phần. Mặt khác, 30% cơ cấu vốn ban đầu, họ quy định trong Điều lệ là cổ phần ưu đãi biểu quyết ( do chính họ nắm giữ , với tỷ lệ biểu quyết 1: 2) tức là họ có quyền biểu quyết đối số cổ phần ưu đãi này là 60 phiếu. Quay lại 14% cổ phần phổ thông. Vậy họ tỷ lệ số phiếu biểu quyết 74/56 và như vậy chi phối Công ty.

 

Kết luận: Phương thức bầu dồn phiếu là điểm mới trong Luật DN05, nhằm hướng bảo vệ cổ đông thiểu số, tuy nhiên tùy vào từng quy định cốt lõi bên trong Công ty nên ý nghĩa bảo vệ chỉ mang tính tương đối.

ĐIỀU LỆ là bản phong thần của Số phận pháp lý Công ty và từng cổ đông sáng lập